Tình trạng vòi rửa chén bị rỉ nước xảy ra khá phổ biến sau một thời gian dài sử dụng. Vậy đâu là nguyên nhân và làm sao để khắc phục hiệu quả? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chỉ cần vài phút tìm hiểu, bạn sẽ đước hướng dẫn sửa vòi nước rửa chén đơn giản mà hiệu quả, giúp thiết bị trong nhà luôn bền đẹp theo thời gian. Ngoài ra, còn chia sẻ những nguyên nhân giúp bạn bắt bệnh hơn trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân khiến vòi nước rửa chén bị rò rỉ
Vòi nước bị rỉ không chỉ gây thất thoát nước mà còn làm tăng chi phí sửa chữa và hóa đơn hàng tháng. Nước rò rỉ lâu ngày khiến sàn đá, thiết bị trong nhà bị ẩm mốc, rỉ sét, làm giảm tuổi thọ sử dụng. Nghiêm trọng hơn, môi trường ẩm ướt kéo dài còn tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòi nước bị rỉ, tiêu biểu có thể kể đến:
Vòi nước rửa chén bị hỏng
Ron cao su non bị mài mòn: Đây là bộ phận có chức năng làm kín, ngăn nước rò rỉ tại các khớp nối của vòi. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, ron cao su có thể bị lão hóa hoặc ăn mòn, làm mất độ khít và gây ra hiện tượng rò nước tại các điểm nối.
Van khóa bị hỏng: Van khóa giúp điều tiết dòng nước khi mở hoặc khóa vòi. Việc đóng mở thường xuyên cùng với áp lực nước trong thời gian dài khiến van dễ bị bào mòn, giảm khả năng giữ nước, từ đó dẫn đến rò rỉ.
Vòi nước kém chất lượng: Một số loại vòi làm từ vật liệu kém bền dễ bị oxy hóa và rỉ sét khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng mà còn là nguyên nhân trực tiếp khiến vòi nhanh hỏng và bị rò nước.
Thợ yếu tay nghề nên lắp đặt sai cách
Lắp đặt sai kỹ thuật có thể khiến các khớp nối bị lệch, tạo khe hở khiến nước rò rỉ dưới áp lực từ bên trong ống. Để tránh tình trạng này, người thi công cần đảm bảo lắp đúng khớp, sử dụng đầy đủ ron cao su, keo non hoặc các vật liệu làm kín chuyên dụng để đảm bảo độ kín nước tối đa.
Một số nguyên nhân khác
Vỡ đường ống dẫn nước là sự cố khá phổ biến trong các hộ gia đình, khiến nước bị rò rỉ từ bên trong hệ thống và ảnh hưởng đến vòi nước cũng như các thiết bị khác.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước không đảm bảo cũng là một yếu tố quan trọng làm giảm tuổi thọ và hiệu quả sử dụng của vòi nước:
- Nước nhiễm đá vôi: Hàm lượng cao Canxi và Magie trong nước dễ hình thành cặn tại các van, khiến van không thể đóng kín như bình thường. Tình trạng này thường gặp ở các khu vực núi cao.
- Nước nhiễm phèn: Phổ biến tại vùng nông thôn, nước nhiễm phèn gây ố vàng, bám cặn bẩn trên bề mặt vòi, làm giảm độ sáng bóng và hiệu suất sử dụng của thiết bị.
- Nước nhiễm mặn: Xuất hiện nhiều ở các khu vực ven biển, nước mặn có khả năng ăn mòn kim loại nhanh chóng, làm oxy hóa và hư hại vòi nước cũng như các thiết bị vệ sinh khác.
Các vị trí thường gặp rò rỉ nước ở vòi rửa chén
1. Đầu vòi rửa bát
Đây là vị trí dễ nhận biết và thường xuyên xảy ra rò rỉ nhất. Nước có thể nhỏ giọt hoặc chảy liên tục dù đã khóa van hoàn toàn. Nguyên nhân thường do ron cao su hoặc van khóa bên trong bị mòn hoặc hở.
2. Quanh chân đế vòi
Rò nước quanh chân đế vòi thường do đai ốc lỏng hoặc chân vòi không còn được siết chặt. Khi sự cố này xảy ra, nước sẽ lan ra bề mặt chậu rửa chứ không nhỏ giọt trực tiếp, dễ gây ẩm ướt khu vực xung quanh. Nguyên nhân có thể đến từ gioăng cao su bị mòn, nứt hoặc vòng chữ O bên trong bị hở – thường do việc xoay vòi qua lại giữa hai bồn trong thời gian dài.
3. Bên dưới bồn rửa bát
Đây là vị trí khó quan sát và dễ bị bỏ sót. Nếu không được phát hiện sớm, nước rò rỉ có thể tích tụ lâu ngày, gây ẩm mốc hoặc hư hỏng sàn, đặc biệt là với sàn gỗ. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Các đầu nối dây cấp nước bị lỏng
– Đường ống thoát nước bị nứt hoặc hở
– Dây cấp nước lâu ngày bị oxy hóa, rỉ sét hoặc mục gãy
Khi phát hiện tình trạng này, bạn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống nối ga, dây cấp và ống thoát để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết cấu bếp và đồ nội thất xung quanh.
Hướng dẫn sửa vòi nước rửa chén
Vòi nước rửa chén bị rò rỉ không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh và có thể làm hư hại khu vực bếp. Để khắc phục triệt để vấn đề này, bạn có thể thực hiện theo các bước sửa chữa dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Trước khi tiến hành sửa chữa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như:
- Tua vít: Tháo ốc vít trên thân vòi
- Cờ lê hoặc mỏ lết: Điều chỉnh và tháo các đai ốc ở những vị trí hẹp
- Dao lưỡi mỏng: Gỡ nhẹ nắp tay vặn của vòi nước
- Miếng rửa bát mềm: Dùng để lau sạch các chi tiết xung quanh khu vực vòi
Bước 2: Khóa van cấp nước
Tắt van cấp nước dưới bồn rửa để đảm bảo an toàn khi thao tác. Vặn van vòi đến hết mức để xả hết lượng nước còn sót trong đường ống.
Lưu ý: Nên chặn lỗ thoát nước để tránh làm rơi linh kiện xuống ống xả trong quá trình tháo lắp.
Bước 3: Tháo và kiểm tra vòi nước
Dùng dao mỏng nhẹ nhàng gỡ nắp tay vặn vòi nước để tránh trầy xước. Dùng tua vít tháo các ốc giữ, bao gồm ốc nối giữa vòi và dây cấp nước, cùng tay vặn điều khiển.
Kiểm tra kỹ ron cao su hoặc miếng đệm bên trong. Đây là phần dễ bị hư hỏng và thường là nguyên nhân gây rò rỉ. Nếu phát hiện nứt, cứng hoặc biến dạng, bạn nên thay mới bằng loại có kích thước tương đương.
Bước 4: Lắp lại vòi và kiểm tra
Sau khi hoàn tất kiểm tra và thay thế, lắp lại các bộ phận theo đúng thứ tự ban đầu. Mở lại van nước và thử xả nước để kiểm tra tình trạng rò rỉ.
Nếu vòi hoạt động bình thường, không còn rò rỉ thì bạn đã sửa đúng lỗi. Ngược lại, nếu nước vẫn rò, có thể bộ phận bên trong đã hỏng nặng – lúc này, nên liên hệ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ hoặc cân nhắc thay mới thiết bị.
Hy vọng hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc sửa chữa vòi nước rửa chén ngay tại nhà. Nếu bạn cảm thấy không đủ kinh nghiệm để tự xử lý, đừng ngần ngại liên hệ các đại lý uy tín hoặc trung tâm bảo hành của nhà cung cấp để được hỗ trợ kịp thời.